[Kiến Thức] Khi Bị Chấn Thương Không Nên Chỉ Nghỉ Ngơi! Ba Điều Cần Làm Khi Bị Trẹo Cổ Chân

Nam N. Phung
Đăng ngày 27/07/2020
872 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Bong gân mắt chân là một chấn thương mà hầu hết mọi người đều đã gặp phải khi đi bộ, chạy, chơi bóng hay các môn thể thao khác. Khi mắt cá chân vô tình bị trẹo, không chỉ gây ra đau đớn, mà sau một thời gian bạn sẽ không thể đi lại vì mắt cá chân bị sưng phù.

Tuy nhiên, sau khi mắt cá chân bị chấn thương, hầu hết chúng ta đều tiến hành trị liệu theo công thức "băng bó + nghỉ ngơi". Đúng là phương pháp này sẽ có tác dụng giảm sưng đối với một số người, nhưng cách này không phù hợp với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, cũng có những người thực hiện cách massage truyền thống nhằm loại bỏ những vết bầm tím và sưng. Tuy nhiên cách làm này đôi khi lại dẫn đến hiện tượng càng xoa bóp thì vết thương càng sưng tấy vì máu bầm không được loại trừ đúng cách, dẫn đến vết thương bị loét và cuối cùng phải được làm sạch bằng phẫu thuật.

Đối phó với sưng do chấn thương mắt cá chân là một phần của những kỹ năng thể thao thiết yếu, vì vậy hãy nhanh chóng quên đi các cách xử lý cũ và làm theo các bước của phương pháp xử lý mới sau đây.

(Nguồn ảnh: Youtube)

1.Chườm lạnh

Khi bị thương nên sử dụng đá để chườm lạnh. Do có nhiều dây chằng ở bên trong và bên ngoài mắt cá chân, việc rách dây chằng sẽ khiến vết thương ở mắt cá chân bị rỉ máu (nghĩa là bầm tím) và dẫn đến hiện tượng sưng tấy. Do đó, nên nhanh chóng chườm đá trong vòng sáu giờ sau khi bị thương để giảm lượng máu và dịch mô tiếp tục chảy ra từ vết thương, để mắt cá chân không bị sưng phù.

(Nguồn ảnh: Youtube) 

2. Băng bó 

Áp lực bên ngoài sẽ giúp máu lưu thông và đẩy nhanh quá trình loại bỏ máu bị ứ đọng. Do đó, chúng ta có thể sử dụng băng thun với phương pháp băng bó số 8 để tạo áp lực bên ngoài cho vết thương. Nếu khó khăn, chúng ta cũng có thể sử dụng băng dán cơ Kinesiology Tape để loại bỏ máu bầm. Phương pháp sử dụng băng dán Kinesiology Tape được minh họa trong hình và video dưới đây. 

(Nguồn ảnh: Youtube) 


3. Vận động 

Có thể ban khó tin rằng khi bị thương, tại sao không nghỉ ngơi mà vẫn phải tập thể dục? Nhưng trên thực tế, lực nén và co rút cơ bắp của bản thân khi vận động có thể giúp máu lưu thôngi, và cũng có thể giúp loại bỏ nước ở các nhánh động mạch. Phương pháp thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần nâng chân lên cao và di chuyển lên xuống mắt cá chân một cách từ từ và nhẹ nhàng. Mỗi ngày có thể thực hiện 50 lần, và bạn sẽ thấy rằng sưng đỏ sẽ biến mất theo từng ngày. Nếu mu bàn chân bị sưng, bạn có thể nắm các ngón chân để giúp các cơ xung quanh co lại.

(Nguồn ảnh: Youtube) 

Ba cách trên sẽ giúp bạn giảm sưng đau hiệu quả khi bị chấn thương mắt cá chân.


Nguồn bài viết: Running Biji